Để khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn rồi tiến đến dùng thử và yêu thích là cả một chặng đường dài. Làm sao để thương hiệu nói chung và sản phẩm, dịch vụ nói riêng của một doanh nghiệp được nổi bật lên khi thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
Mọi thứ sẽ dần thành hình hơn và dễ dàng hơn từ bước bắt đầu xây dựng chiến lược định vị thương hiệu.
Trước hết, chiến lược định vị thương hiệu nhằm mục đích định cho thương hiệu một vị trí trong tâm trí khách hàng, và một vị thế trên thị trường.
Những công cụ hữu hình giúp định vị thương hiệu là hình ảnh thương hiệu thông qua hệ thống nhận diện, giọng nói thương hiệu thông qua tagline, slogan, văn phong trên giao diện online và một tính từ ngắn gọn khách hàng liên tưởng đến khi nhắc tên thương hiệu…
I. TẠI SAO CẦN THỰC HIỆN ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Việt Nam hiện nay có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đã chiếm hơn 90%.
Các vấn đề “cơm áo gạo tiền” xoay quay sự tồn tại của doanh nghiệp khiến cho phần lớn doanh nghiệp có định kiến về đầu tư làm thương hiệu.
Trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi chóng mặt, cạnh tranh càng lên cao, người tiêu dùng càng bội thực với các lời quảng cáo sản phẩm và trở nên khó tính, khắt khe hơn khi quyết định lựa chọn tin dùng một thương hiệu.
Điều này không chỉ đúng trong thị trường B2C mà còn với cả B2B. Vốn dĩ các doanh nghiệp khi lựa chọn đối tác đã khó tính nay lại càng cẩn trọng hơn vì có quá nhiều sự lựa chọn.
Sai lầm tiếp theo, một số doanh nghiệp khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu lại đánh đồng giữa làm thương hiệu và làm nhận diện thương hiệu.
Hệ quả dẫn đến từ các kênh online – trang mạng điện tử đến các kênh offline – đường phố Việt Nam nhan nhản các khẩu hiệu biểu ngữ mà người tiếp cận nội dung không thể nào nhớ được nội dung gì.
Và cuối cùng, mạng xã hội phát triển, một ngày người tiêu dùng tiếp cận với không biết cơ man nào là thông tin, nội dung khiến não họ bật chế độ mù quảng cáo.
Vậy nên các doanh nghiệp đánh đồng làm thương hiệu tức là phát triển các kênh online mà không dựa và định hướng, chiến lược thương hiệu thì cũng là lãng phí.
II. KHÁI NIỆM ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
Đâu đó ta cũng đã hình dung được, định vị thương hiệu là để người tiêu dùng/ khách hàng/ đối tác biết đến thương hiệu của mình, rồi nhớ đến thương hiệu của mình giữa hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ ngoài kia.
Nói một cách chuyên nghiệp theo ngôn ngữ học thuật thì ta có:
Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm giúp cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm có một vị trí xác định trong tâm trí của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Mondial.vn
Cụ thể hơn, các hoạt động đó là:
Nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi nhắc đến thương hiệu của mình.
Mondial.vn
Ví dụ: Định vị thương hiệu của Close-up là Hơi thở thơm mát, của Colgate là Kem đánh răng ngừa sâu răng, Sensodyne là Kem đánh răng cho răng nhạy cảm.
III. DOANH NGHIỆP BẠN ĐANG Ở ĐÂU TRÊN BẢN ĐỒ THỊ TRƯỜNG NGÀNH?
Khái niệm về định vị thương hiệu đã xuất hiện và chiến lược định vị thương hiệu đã được các công ty trên thế giới áp dụng từ thế kỷ trước. Thế nhưng đối với Việt Nam, định vị thương hiệu vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ.
Chúng ta đi sau về phát triển kinh thế, lợi thế của người đi sau là tận dụng những kết quả nghiên cứu, áp dụng các công thức đúng để phát triển nhanh hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh dẫn đầu.
Trong cuộc chơi cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, bài toán về định vị thương hiệu chính xác không mới nhưng vẫn chưa quen thuộc.
Định vị thương hiệu chính là lợi thế để dẫn đầu cuộc chơi cạnh tranh – lợi thế của người dẫn đầu chính là miếng bánh thị phần.
Quy luật tất yếu, kẻ mạnh ăn kẻ yếu. Nếu bạn xác định doanh nghiệp mình không có nhu cầu mạnh hơn ai để đi bắt nạt thì ít nhất doanh nghiệp bạn vẫn phải là kẻ khó nhằn, giữ chắc được thị phần của mình để đối thủ không thể nào hất bạn ra khỏi miếng bánh “đối tác”.
IV. CUỘC CHƠI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU MỚI BẮT ĐẦU
Thương hiệu muốn phát triển cần phải biết được hướng phát triển. Chúng tôi thường hay lấy hình ảnh con người và thương hiệu để ví với nhau về sự tương đồng.
Trong bài này, đơn giản hãy cứ hình dung bản thân mỗi chúng ta đều muốn khẳng định mình: Tôi giàu, tôi giỏi, tôi đẹp, tôi hạnh phúc,… thì thương hiệu của bạn cũng có nhu cầu được khẳng định.
Trên thực tế, cuộc chơi cạnh tranh ở Việt Nam thường xoay quanh về giá. Trong khi chiến lược định vị không chỉ xoay quanh về giá, còn có các chiến lược định vị khác như:
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào giá trị
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mong ước
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mối quan hệ
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào vấn đề, giải pháp
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào tính năng
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào đối thủ
- Chiến lược định vị thương hiệu dựa vào công dụng
Tóm tắt các bước định vị thương hiệu để đảm bảo doanh nghiệp phát triển đúng hướng như sau:
- Phân tích thị trường ngành
- Phân tích đặc tính sản phẩm của mình
- Phân tích đối thủ
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Thực hiện chiến lược định vị phù hợp dựa vào 04 phân tích trên.
V. HÃY COI THƯƠNG HIỆU LÀ MỘT VŨ KHÍ
Thương hiệu mạnh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và các giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Một thương hiệu muốn mạnh trước hết phải có chỗ đứng trong tim khách hàng chứ không chỉ nằm trong đầu khách hàng. Để đến được cái đích này, doanh nghiệp cần phải trải qua muôn vàn thử thách.
Nếu muốn dành được ưu thế, doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược xây dựng thương hiệu nghiêm túc bài bản ngay từ những bước sơ khai ban đầu.
Khi đã làm đúng, lúc này cái nền đã được xây vững chắc từ đó doanh nghiệp mới có thể bứt phá.
MondiaL là một trong số ít đơn vị đã hợp tác cùng doanh nghiệp, thực hiện việc định vị thương hiệu. Chúng tôi chắc chắn rằng, sự am hiểu và trải nghiệm trong đa dạng lĩnh vực MondiaL đã trải qua sẽ làm hài lòng bạn với các gói dịch vụ sau đây.