TỔNG HỢP VỀ MARKETINGI. MARKETING LÀ GÌ?1. Khái niệm về MarketingĐể có thể xác định được “Marketing là gì?”, “Như thế nào là Marketing?”, ta cần phải nắm rõ định nghĩa của nó. Định nghĩa về Marketing ngày một nhiều, sau đây là 2 định nghĩa thông dụng được sử dụng nhiều nhất:
Còn với Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Marketing được định nghĩa như sau:
Cách diễn đạt khác nhau, lúc thì là “quá trình tạo ra giá trị và xây dựng mối quan hệ với khách hàng”, lúc lại là “quá trình thực hiện các vấn đề về định giá, xúc tiến,…” nhưng cả hai đều cùng hướng đến một mục đích chung, cùng để “thỏa mãn khách hàng của mình, nhằm đạt được lợi nhuận từ đó”.
2. Quan điểm MarketingKhi xu hướng tất cả các sản phẩm đều được đa dạng hóa và đến từ nhiều thương hiệu khác nhau dẫn đến người mua chính là người làm chủ thị trường. Việc này làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao hơn. Nhằm đáp ứng và thỏa mãn được người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm ra được các nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu. Để dễ dàng hóa và cụ thể hóa, một doanh nghiệp sẽ vạch ra định hướng để phát triển Marketing dựa trên các quan điểm sau:
Chúng ta sẽ đi sâu về quan điểm hướng vào Marketing và quan điểm Marketing gắn với trách nhiệm xã hội, vì đây chính là quan điểm đa số các công ty lớn đang hướng tới theo xoay chuyển của thị trường. 2.1. Quan điểm hướng vào MarketingNhư đã nêu ở trên, khái niệm của Marketing chính là lấy khách hàng làm trọng tâm, vậy nên quan điểm này chính là tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Không chỉ cần thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh để có thể bán được nhiều hàng hóa hơn. 4 đặc trưng cơ bản của qua điểm này:
(Ts Nguyễn Thượng Thái – Giáo trình Marketing Cơ Bản) 2.2. Quan điểm Marketing gắn với trách nhiệm xã hộiĐây là quan điểm xuất hiện gần đây nhất. Sau khi quan điểm hướng vào Marketing phổ biến và thị trường bắt đầu bão hòa, cùng lúc đó các vấn đề xã hội ngày càng nóng như: biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, sức khỏe,… thì quan điểm này xuất hiện nhằm gia tăng, thu hút mối quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Với quan điểm này, một doanh nghiệp hoạt động sẽ hướng đến giá trị chung, thỏa mãn những nhu cầu quan trọng chứ không phải cạnh tranh về các đặc tính của sản phẩm và thị phần. Giá trị chung là khi doanh nghiệp cùng lúc đạt được giá trị kinh tế lẫn giá trị xã hội, đồng nghĩa doanh nghiệp không chỉ cần cân đối lợi ích giữa doanh nghiệp và khách hàng mà còn phải quan tâm đến lợi ích xã hội, đặc biệt là các vấn đề về môi trường. (Michael Porter – Tại sao doanh nghiệp có thể giải quyết tốt các vấn đề xã hội) Case study được chọn ở đây là Chuỗi nhà hàng Pizza 4P’sChủ của Pizza 4P’s cho biết họ lấy khách hàng làm trọng tâm, là mục tiêu để tồn tại và phát triển. Kim chỉ nam của thương hiệu là “Omotenashi” – tinh thần chào đón khách với tất cả tấm lòng, chú trọng vào việc quan tâm chu đáo đến khách hàng hơn là chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó được thể hiện ở khâu đào tạo nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng chu đáo mọi khâu, luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ và luôn gửi đến khách hàng bảng đánh giá sau mỗi bữa ăn để có thể cải thiện sản phẩm của mình tốt hơn. Không dừng ở đó, Pizza 4P’s còn chú trọng đến không gian trong mỗi cửa hàng, thiết kế nhằm mang đến cho thực khách sự thoải mái, bình yên khi dùng bữa tại nhà hàng giữa sự đông đúc, ồn ào, xô bồ của thành phố. => Lấy khách hàng làm trọng tâm. Pizza 4P’s hướng đến mục tiêu xã hội khi tổ chức các hoạt động vì môi trường như: Dự án Trùn quế – không có chất thải thực phẩm từ các cửa hàng của 4P’s; hoạt động thu thập chai nhựa tại Đà Nẵng; hay các hoạt động vì xã hội như: “Plants for Peace” – giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ ở chùa Diệu Giác,… => Quan tâm, chia sẻ vấn đề xã hội và có các hành động triển khai. Qua các dẫn chứng trên, có thể khẳng định quan điểm của thương hiệu Pizza 4P’s chính là “Quan điểm Marketing gắn với trách nhiệm xã hội”, vừa đạt được giá trị kinh tế đồng thời đáp ứng các giá trị xã hội. II. MARKETING 4P, MARKETING 7P HAY 7P MIX LÀ GÌ?Đây là mô hình để ứng dụng triển khai chiến lược Marketing toàn diện. Như đã đề cập, marketing là tập trung vào con người, lấy khách hàng làm trọng tâm. Vậy nên mô hình này được xây dựng dựa trên lấy khách hàng là yếu tố cốt lõi, các yếu tố P trong mô hình này nhằm lên kế hoạch để phục khách hàng theo đúng nghĩa từ A-Z. Các chữ P đại diện cho:
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ sử dụng mô hình marketing 5P tập trung vào việc bán sản phẩm, với 4 giá trị cốt lõi: Product, Price, Promotion và Place. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng gay gắt, nhằm có thể thỏa mãn khách hàng một cách tối đa nhất, chúng ta chuyển đến mô hình marketing 7P hay còn gọi là 7P Mix, bao gồm các yếu tố dịch vụ đi kèm với sản phẩm. Mô hình marketing 7P bao gồm 4 chữ P cơ bản ở mô hình cũ: Product, Price, Promotion, Place và 3 chữ P gia tăng: People, Process, Physical Evidence. 1. Product trong MarketingSản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp bán nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng. Nó có thể là những hàng hóa hữu hình hoặc là những dịch vụ vô hình. Mỗi một sản phẩm đều có một vòng đời nhất định bao gồm:
Nhiệm vụ của các marketer là liên tục tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường để không bị thụt lùi. Điều này được thể hiện qua cách thức chúng ta đa dạng hàng hóa và tăng chiều sâu sản phẩm. 2. Price trong MarketingLà số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này quyết định doanh thu và sự sống còn của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh giá có tác động trực tiếp đến các chiến lược marketing cũng như doanh thu và nhu cầu của sản phẩm. Khi lập một mức giá, doanh nghiệp phải đánh giá được giá trị của sản phẩm mà khách hàng có thể cảm nhận được. Có 3 chiến lược cơ bản nhằm định giá sản phẩm là:
3. Promotion trong MarketingLà tất cả các phương thức truyền thông mà doanh nghiệp có thể dùng để truyền đạt thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, bao gồm nhiều phương thức khác nhau như: truyền hình, quảng cáo radio, phương tiện in và quảng cáo trên internet nhưng ở thời điểm hiện tại mọi người tập trung vào mạng công nghệ nhiều hơn. Quan hệ công chúng nơi mà sự truyền thông không phải trả tiền trực tiếp gồm: thông cáo báo chí, hợp đồng tài trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, sự kiện,…. Truyền miệng cũng là một phương thức quảng bá, nó được đánh giá qua mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng nhận được và truyền tai. 4. Place trong MarketingĐịa điểm phân phối rất quan trọng , chúng ta phải chọn địa điểm thích hợp dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng & phân phối sản phẩm một cách tối ưu nhất. Có các chiến lược phân phối sau:
Tùy thuộc vào sự am hiểu về thị trường của chúng ta nhằm định vị kênh phân phối hiệu quả nhất. 5. People trong MarketingChiến lược Nhân sự ở mỗi công ty cần phải được nhìn nhận dưới góc độ Marketing. Ngày càng có nhiều các phương pháp tiếp thị định hướng con người. Theo hệ thống “7P” nhóm giải pháp này nằm trong phạm trù P5 (People); và nói theo ngôn ngữ branding thì mỗi cá nhân và gia đình nhân viên cũng được “gắn nhãn” với thương hiệu chung của doanh nghiệp cũng như các thương hiệu sản phẩm mà họ đang nỗ lực gầy dựng từng ngày ở mọi nơi mọi lúc. 6. Process trong MarketingHệ thống & quy trình ảnh hưởng trực tiếp việc tạo ra chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Nó có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, quy trình sản xuất, hệ thống phân phối hay các thủ tục có hệ thống khác. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng hệ thống được thiết kế tối ưu nhất nhằm giảm chi phí và tối ưu lợi nhuận cũng như hiệu quả mong muốn. 7. Physical Evidence trong MarketingLà các yếu tố thao túng nhận thức của khách hàng khiến họ nhận biết ngay doanh nghiệp qua các đặc điểm nổi bật riêng ngay khi họ vừa nhìn thấy hoặc nghĩ đến, cụ thể như: các yếu tố bên trong cửa hàng, phía trước cửa hàng, trang phục nhân viên mặc, biển hiệu,… Tất cả yếu tố này đều nằm trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Nếu đã đọc đến đây, bạn đã nắm rõ được lý do tại sao cần phải triển khai thiết kế nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
III. ONLINE MARKETING LÀ GÌ?Online Marketing hay còn gọi là Internet Marketing. Đúng với tên gọi, Online Marketing là các hình thức tiếp thị chỉ diễn ra trên nền tảng internet. Nếu hoạt động tiếp thị đó không cần dùng đến internet, thì đó là Offline Marketing. 1. Online Marketing bao gồm hình thức nào?Có 6 hình thức Online Marketing:
2. Lợi ích của Online Marketing
3. Lưu ý quan trọng về Online MarketingOnline Marketing là một phần của Digital Marketing, Online Marketing không phải là Digital Marketing! Lý do: Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Nghĩa là, không cần nhất thiết phải ONLINE, chỉ cần dựa trên NỀN TẢNG KỸ THUẬT SỐ đã được tính là Digital Marketing. Ví dụ ở đây là: Billboard – Biển quảng cáo điện tử ngoài trời sẽ được xem là Offline Marketing của Digital Marketing. IV. CONTENT MARKETING LÀ GÌ?Là một hình thức Online Marketing, sử dụng nội dung (content) để thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng và cũng có thể thúc đẩy mua hàng. 1. Content Marketing bao gồm
Một trong ba yếu tố quan trọng giúp Digital Marketing tiếp cận gần hơn với khách hàng chính là nội dung. Chính vì thế tiếp thị nội dung luôn được chú trọng đầu tư. Tất cả nội dung được trình bày trên blog và được thiết kế riêng cho từng đối tượng công ty, doanh nghiệp. Khi người dùng tìm và đọc thuật ngữ liên quan đến ngành nghề của bạn, họ sẽ thấy được những bài viết với nội dung về sản phẩm, thương hiệu bạn đang sở hữu. Hiện nay đã có nhiều tổ chức, nhà đầu tư đã bắt đầu áp dụng hình thức này bằng cách tìm kiếm, nghiên cứu các từ khóa liên quan. Theo nguyên tắc, một bài viết ổn phải có từ khóa nằm trong tiêu đề, phần mở đầu và trong suốt nội dung bài. Nhưng bạn cần có sự phân chia và bố trí từ khóa hợp lý, đừng quá lạm dụng chúng. Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói Content is King. Điều này không chỉ đúng ở hiện tại mà chắc chắn sẽ còn đúng trong tương lai. Content Marketing là một trong những thành tố quan trọng của Digital Inbounce Marketing. Jutkowitz (2014) chỉ ra rằng, hết 9/10 thương hiệu đang sử dụng content để thu hút, tương tác, chuyển đổi và nhắc nhở người tiêu dùng về các sản phẩm và thương hiệu của họ. 2. Thuật ngữ “Viral” trong Content MarketingNhắc đến Content Marketing không thể không nhắc đến thuật ngữ “viral”. Viral được biến chuyển từ Virus – thể hiện sự “lây lan” của nội dung trên các trang mạng xã hội, chính là hình thức share nội dung trên các trang mạng xã hội hoặc chế lại. Bỏ qua các khái niệm tác động đúng insight, viral content đơn giản chỉ là những nội dung gây hứng thú, giải trí, hài hước được lan truyền, chia sẻ một cách tự nguyện trên các facebook cá nhân, fanpage, group hay copy qua các nơi thảo luận trên diễn đàn, blog, các website khác hay thậm chí báo chí truyền thông đại chúng như kênh truyền hình, cơ quan báo chí và thậm chí cả lan truyền miệng. Ai cũng mong muốn content của mình được viral, vì content viral có tác động rất lớn đến thương hiệu. Tuy nhiên, không có công thức nào để tạo nên content viral. Và content viral còn để lại các ảnh hưởng tiêu cực cho page của doanh nghiệp. Vậy nên thương hiệu/doanh nghiệp không cần nhất thiết phải tập trung vào content viral. Hãy tập trung xây dựng content thích hợp với người đọc, phù hợp với tính cách thương hiệu, và cung cấp các giá trị lâu dài. 3. Lưu ý khi tiến hành thực hiện Content MarketingĐể triển khai Content Marketing chuẩn, bạn bắt buộc cần phải phân tích nhóm khách hàng. Hiểu rõ khách hàng sẽ giúp bạn biết được họ muốn xem gì, nghe gì, đọc gì, từ đó cung cấp đúng nội dung mà khách hàng sẽ đọc theo chiến lược cụ thể. V. EMAIL MARKETING LÀ GÌ?Tương tự Content, Email Marketing cũng thuộc nhóm Online Marketing. Email Marketing – Tiếp thị qua thư điện tử hầu hết đều được các tổ chức, công ty hiện nay sử dụng vì nó tác động trực tiếp vào các cá nhân/khách hàng. Muốn lấy được địa chỉ Email, thông thường bạn phải cung cấp một cái gì đó miễn phí. Để thông điệp thương mại của doanh nghiệp không nằm trong mục thư rác, bạn cần đảm bảo nội dung của email và các giá trị cung cấp cho người nhận mail. Lợi ích của Email MarketingNhiệm vụ chính của Email Marketing là xây dựng mối liên hệ, duy trì sự gắn kết giữa thương hiệu và người dùng. Ngoài ra, Email Marketing cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới với chiến lược và nội dung hấp dẫn, phù hợp. Cần tránh việc Spam mail, điều này gây tác động tiêu cực lên cảm nhận của khách hàng với thương hiệu. VI. AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ?1. Toàn cảnh về Affiliate MarketingAffiliate Marketing là một hình thức tiếp thị của Online Marketing. Đây là hình thức quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của nhà cung cấp muốn sử dụng các kênh quảng bá trực tuyến như fanpage, blog, group,… của đối tác kiếm tiền cho đến đối tượng khách hàng. Hình thức này hoạt động dựa trên mô hình quảng cáo CPA tính phí. Nó là mô hình quảng cáo tính phí tốt nhất hiện nay dựa trên những hành vi của người dùng. Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sẽ trả tiền hoa cho đối tác kiếm tiền khi có người truy cập và mua hàng. Affiliate Marketing có thể được xem như một sự kết hợp thu nhỏ của toàn bộ các kênh Digital. Digital Marketing bao gồm các hình thức SEO, Google Ads, Facebook Ads, Social, PPC, Display, Email, Native ads và cả Affiliate. Thế nhưng, Affiliate về bản chất (Performance marketing base on Partnership) là việc các nhà quảng cáo dựa vào publisher để quảng bá sản phẩm của mình. Publisher có thể chạy tất cả các hình thức Digital Marketing và họ nhận được hoa hồng khi người dùng mua hàng qua link của họ – Tức là bước cuối cùng trong hành trình mua hàng của người dùng. Để tối đa hóa khả năng mua hàng của người dùng, publisher sẽ chạy các chiến dịch quảng cáo dựa trên các nền tảng traffic như website, blog, mạng xã hội hoặc dữ liệu người dùng của họ. Vì thế Affiliate Marketing có thể tiếp cận nhiều touchpoint trong hành trình mua hàng (Customer journey). 2. Để triển khai tốt Affiliate Marketing, bạn cần:
VII. MARKETING TOOLS LÀ GÌ?Marketing Tool là các chiến lược và kỹ thuật được các công ty sử dụng để phát triển và quảng bá hàng hoá/dịch vụ của họ. Ví dụ: một công ty có thể sử dụng quảng cáo, bao gồm quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh. Các công ty cũng có thể sử dụng Email Marketing trong đó danh mục, tài liệu quảng cáo, tờ rơi, áp phích, báo cáo hoặc tạp chí được gửi trực tiếp bằng thư đến người tiêu dùng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Các marketing tools mới nhất và phổ biến nhất hiện nay là social media, online marketing và Email Marketing với giải pháp phần mềm (còn gọi là công cụ) khác nhau. Một trong những Marketing Tools quan trọng khác là các tools dùng để nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Nghiên cứu thị trường được thực hiện trước hoặc sau khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ. Phân tích dữ liệu bao gồm việc đưa ra kết luận về thị trường và hành vi của người tiêu dùng bằng cách phân tích dữ liệu thu thập được thông qua nghiên cứu thị trường (khảo sát và các nguồn khác). Đối với cả nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu, có một số giải pháp hoặc công cụ phần mềm có sẵn, như Share4seo, Google Analytics, v.v. Một số Marketing Tools phổ biến ở Việt Nam
|